Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Lễ hội chè Shan tuyết suối Giàng

 Một trong những nơi có vẻ đẹp tiềm ẩn, phù hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa bản địa đã thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương, đó chính là địa danh Suối Giàng.Suối Giàng là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn 12 km về phía Bắc, với diện tích tự nhiên là 5.922 héc-ta, bao gồm 4 tộc người cùng cư trú là người Mông, Kinh, Dao, Tày, trong đó người Mông chiếm 98,5%, còn lại các dân tộc khác chiếm gần 2%. Do vậy, các giá trị văn hoá dân gian truyền thống của đồng bào Mông nơi đây còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ truyền độc đáo.

Suối Giàng tuy không đẹp mơ màng, huyền ảo và lung linh như những vùng đất khác song là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông với truyền thuyết về cây chè Suối Giàng mà hẳn nhiều người chưa từng biết.

Tại Lễ hội, các đại biểu và du khách đã được hòa mình vào những nét đẹp truyền thống của dân tộc Mông Suối Giàng, Văn Chấn nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung, như: Lễ cúng tôn vinh cây chè Tổ, quy trình hái chè, chế biến và thưởng thức chè Shan tuyết cùng các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như giã bánh dày, múa khèn Mông, đẩy gậy, kéo co, ném pao và các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm...

Sau khi cảm nhận được hương, sắc, vị của giống chè vùng cao nổi tiếng có một không hai, chúng tôi đã có buổi trải nghiệm cực thú vị khi cùng bà con lên đồi, tự tay hái những búp chè xanh non; chiêm ngưỡng những đồi chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi; tham gia vào công việc sao chè truyền thống cùng bà con, học cách pha trà và rồi lại nhâm nhi những chén trà nóng bên bếp lửa... để rồi muốn mãi chìm trong không gian đầy thơ ấy.

Mong muốn của chúng tôi là Không gian văn hóa trà Suối Giàng sẽ giúp du khách được hòa vào không gian văn hóa, lối sống của bản Mông còn hoang sơ để có cảm nhận rõ nét về văn hóa độc đáo của người dân bản địa.

Cùng với nghi lễ đón tiếng sấm đầu mùa được coi là quyết định của chúa trời, của các vị thần gió, thần mưa, chủ sông suối... trước nguyện vọng của dân lành, người Thái Mường Lò còn coi đây là Hội cầu mùa có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả cộng đồng, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của bản mường năm ấy, nên bao giờ cũng được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con.

Du khách đến đây không chỉ có thể phiêu du dưới tán rừng nguyên sinh với phong cảnh kỳ thú mà còn có thể được cùng hái chè, sao chè rồi uống chè với những cô gái Mông mến khách, hoặc cùng chiêm nghiệm và hoà với không khí bí ẩn linh thiêng trong lễ cấp sắc của người Dao, rộn ràng trong những ngày hội xuân, ấm áp trong lễ mừng cơm mới của người Thái...

Mọi người vẫn bảo đây là loại chè năm cực”: Cực khổ” - khi trồng và thu hái; Cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; Cực hiếm” - vì sản lượng ít (đến nay dù đã tăng thêm diện tích và sản lượng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); Cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có: hương thơm, vị đậm, nước xanh; và vì thế nên Cực đắt”.

Xem thêm:

Du lịch thác Mơ

Du lịch thác Pú Nhu

Đèo Khau Phạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đèo Khau Phạ Yên Bái

 Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo” của phương Bắc (gồm có đèo Pha Đin, Hoàng Liên Sơn, Mã Pì Lèng và Fansipan), đường đèo danh ch...