Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Đèo Khau Phạ Yên Bái

 Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo” của phương Bắc (gồm có đèo Pha Đin, Hoàng Liên Sơn, Mã Pì Lèng và Fansipan), đường đèo danh chấn Phương Bắc - Khau Phạ luôn là điểm đến hút hồn của khách du lịch Tây Bắc yêu vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đặc biệt là những phượt thủ đam mê chinh phục thử thách nguy hiểm.

Khi bạn du lịch Mù Cang Chải không thể không đi qua Đèo Khau Phạ hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 được mệnh danh là một trong Tứ đại đỉnh đèo” với độ dài trên 30 km. Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha...

Những cung đường, thắng cảnh và cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên những con đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng đã điểm khám phá ưa thích của du khách khi đến với miền Tây Bắc xa xôi.

Là điểm đến 'gây mê' khách du lịch Tây Bắc đó là con đường đèo nổi tiếng Phương Bắc - Khau Phạ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nơi đây từng chứng kiến những chuyến đi chinh phục của nhiều phượt thủ đam mê cảm giác mạnh.

Khau Phạ theo tiếng của địa phương có nghĩa là Sừng Trời” vì đèo rất cao và vượt qua cả các đám mây, không chỉ vậy đây là một trong những nơi có địa hình vô cùng hiểm trở và đi lại phải hết sức cẩn thận.

Chân đèo phía Đông có xã Cao Phạ - gắn liền với đội du kích Khau Phạ trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến 1952, từng được mệnh danh là những chiến binh mây mù Nương theo mây gió, xuất quỷ nhập thần” dùng súng kíp, liên tục đánh chặn nhiều cuộc hành quân của Pháp từ Nghĩa Lộ lên Lai Châu, Lào Cai…

Quý khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một thiên đường ruộng bậc thang với nắng vàng và biển lúa với cảnh sắc làm say đắm lòng người cùng chụp cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp bên bạn bè. Nơi đã được được công nhận là di sản phi vật thể của quốc gia.

Con đèo dài hơn 25km quanh co ôm sát vào ngọn núi mà đỉnh của nó luôn chìm trong mây mù. Từ trên đèo Khau Phạ nhìn xuống thung lũng Lìm Mông là những thửa ruộng bậc thang vàng rực lúa chín.

Đến với con đèo, du khách sẽ có cơ hội được đắm chìm trong cảnh núi non hùng vĩ cùng với đó là được nghe những tiếng chim, muông thú hót và kêu vang cả một vùng trời.

Các bạn trẻ mê xê dịch chắc hẳn không còn cảm thấy xa lạ với con đèo này bởi vẻ đẹp và sự hiểm trở của nó. Chẳng cần săn mây” ở đâu xa vì đỉnh Khau Phạ luôn được bao phủ bởi những biển mây mờ ảo. Đi dọc con đèo này cũng có không ít các điểm tham quan mà bạn có thể dừng chân.

Xem thêm:

Du lịch Thác Mơ

Du lịch thác Pú Nhu

Chè Shan tuyết

Khám phá thác Pú Nhu

 Đến với Mù Cang Chải ngoài tham quan ruộng bậc thang vàng óng vào mùa lúa chín hay những bậc thang trong nắng lấp lánh như những vạt gương soi vào mùa nước đổ, thưởng thức các món ăn dân dã của đồng bào Mông, Thái…du khách không thể bỏ qua một điểm du lịch khá thú vị và hấp dẫn đó chính là Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.

Đến đây, du khách không chỉ tham quan cảnh dòng thác rũ xuống vô cùng thơ mộng mà còn có thể chinh phục Thác Pú Nhu bằng cách leo lên những vách đá to ghập ghềnh, đứng từ đỉnh thác cao 20 mét ngắm nhìn dòng nước luồn lách qua các tảng đá tung bọt trắng xóa, du khách tha hồ chụp hình kỷ niệm hoặc vui đùa với những mảng bọt nước bồng bềnh dưới chân mình; sau đoạn đường leo trèo mệt mỏi, du khách có thể rũ bỏ mọi thứ để hòa mình vào dòng nước xanh mát lạnh, ngã mình nhìn ngắm đất trời, nghe tiếng nước chảy róc rách hòa cùng tiếng chim hót líu la vang trời,… cảm giác như được xua tan đi mọi muộn phiền trong cuộc sống.

Ngoài ra bạn cũng có thể tắm nước suối, lưu giữ những khung cảnh thơ mộng cùng khoảnh khắc tuy‌ệt vời là những yếu tố không thể thiếu trong một chuyến du lịch đến dòng thác tuy‌ệt đẹp của Yên Bái.

Thác nằm cách quốc lộ 32 chỉ 1.5km, đi từ quốc lộ 32 vào 20m là nhìn thấy thác, nhưng điều kỳ thú ở đây là thiên nhiên đã khéo léo che chở con thác khiến cho bạn không thể nhìn thấy thác từ trên đường lớn.Đường vào thác khá là dễ đi, chỉ vượt qua một con suối nhỏ, băng qua một cánh đồng ngô là mình đã được tận hưởng cảm giác mát lạnh của con thác dữ.

Thác Pú Nhu là một trong những huyền thoại về những câu chuyện về con người và mảnh đất và chính ở nơi đây cũng là điểm đến cho những nhiếp ảnh gia đam mê chủ đề du lịch thiên nhiên hoặc cũng có thể tận dụng chụp cảnh tiên nữ đắm mình với dòng thác.

Nước thác rất lạnh, vào mùa nóng nhất cũng chỉ 23 độ. Ngay bên dưới chân thác là một cái hồ tên là hồ Rồng, nơi đây người Mông không dám tắm, vì tương truyền có một con rồng đang ngủ yên dưới hồ, và dòng thác chính là nước do con rồng đó phun ra.

Thác Pú Nhu được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về. Vào những ngày nắng đẹp, nhìn từ dưới lên, các bọt nước bốc hơi khiến cho ta thấy thác như được bao bọc bởi một chiếc khăn voan trắng vậy.

Mù Cang Chải còn là điểm đến của những dòng nước trắ‌ng xóa và ở đó, Thác Pú Nhu hiện lên như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng Tây Bắc.

Xem thêm

Kinh nghiệm đi Đèo Khau Phạ

Chè Shan tuyết Suối Giàng

Du lịch Thác Mơ



Du lịch Thác Mơ

 Nghỉ ngơi một lát, du khách đi tiếp đến điểm thác một tầng, dòng nước chảy theo hình xoắn ốc là điểm lý tưởng để du khách hòa mình vào dòng nước sạch trong mát và có thể dùng lực chảy của dòng nước để mát xa đôi bàn chân sau một chặng đường dài đi bộ. Để đến được điểm thác 4 tầng, du khách tiếp tục đi bộ ngược theo dòng thác Mơ. Tầng thứ nhất của điểm thác 4 tầng trải dài khoảng trên 30 mét, dòng nước đổ từ trên cao xuống như những dây kim cương chảy mãi khiến người ta bị mê hoặc bởi cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Tầng thứ hai dàn trải như một hồ nước nhỏ bọt tung trắng xóa - đây là điểm lý tưởng nhất để du khách có cảm giác mạnh nếu có nhu cầu thả mình theo dòng thác để thư giãn.

Nơi đây từ lâu đã là nơi thưởng ngoạn những phong cảnh tuyệt mỹ, Để đến được điểm dừng chân có thác 4 tầng nằm ở giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B,thuộc địa phận xã Mồ Dề, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.Trong hành trình chinh phục thác Mơ có đến 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn phong cảnh.

Đến với du lịch Mù Cang Chải ngoài ngập chìm trong những cảnh đẹp của lúa mới, du khách còn dịp được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp đúng như tên gọi của nó, đó chính là hình ảnh của thác Mơ, có vẻ đẹp cuốn hút khiến du khách không khỏi bất ngờ.

Đây được đánh giá là thác đẹp nhất, địa điểm dòng Thác rộng rãi thoáng mát, nước mát và trong veo, du khách có thể ngồi trên những tảng đá nhẵn bóng và trơn tru, thả chân theo lực chảy của dòng nước để mát xa đôi bàn chân sau một chặng đường đi bộ. Với độ cao dòng Thác nước đổ xuống rất thích hợp cho những du khách ưa cảm giác mạnh, đặc biệt nếu có nhu cầu thả mình theo dòng nước để thư giãn.

Khi bạn du lịch đến đây vào mùa gặt, bày ra trước mắt bạn không chỉ là sự lãng mạn của thác Mơ Mù Cang Chải, mà bạn còn được nhìn thấy những sườn đồi một màu vàng ươm của lúa chín, uốn lượn theo ruộng bậc thang như những đợt sóng mềm mại.

Đến du lịch thác Mơ - Mù Căng Chải, Yên Bái, Bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ trong sự bình yên, hoang sơ của miền sơn cước, không khí trong lành, tinh khiết mà man mác hương hoa rừng, tất cả sẽ là những giây phút khó quên để một lần đến rồi lại muốn nhiều lần đến nữa.

Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong dịp này như: Hội thi khèn Mông lần thứ nhất, tổ chức bay dù lượn tại đèo Khau Phạ; Phiên chợ vùng cao; chương trình chiếu phim tư liệu giới thiệu hình ảnh du lịch của Yên Bái, các bộ phim về lịch sử, văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện; triển lãm ảnh Mù Cang Chải - những nấc thang vàng”, tổ chức các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; đặc biệt, lần đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức Hội thi chọi dê tại điểm du lịch Thác Mơ.

Xem thêm:

Du lịch đèo Khau Phạ

Lễ hội chè Shan tuyết

Thác Pú Nhu


Lễ hội chè Shan tuyết suối Giàng

 Một trong những nơi có vẻ đẹp tiềm ẩn, phù hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa bản địa đã thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương, đó chính là địa danh Suối Giàng.Suối Giàng là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn 12 km về phía Bắc, với diện tích tự nhiên là 5.922 héc-ta, bao gồm 4 tộc người cùng cư trú là người Mông, Kinh, Dao, Tày, trong đó người Mông chiếm 98,5%, còn lại các dân tộc khác chiếm gần 2%. Do vậy, các giá trị văn hoá dân gian truyền thống của đồng bào Mông nơi đây còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ truyền độc đáo.

Suối Giàng tuy không đẹp mơ màng, huyền ảo và lung linh như những vùng đất khác song là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông với truyền thuyết về cây chè Suối Giàng mà hẳn nhiều người chưa từng biết.

Tại Lễ hội, các đại biểu và du khách đã được hòa mình vào những nét đẹp truyền thống của dân tộc Mông Suối Giàng, Văn Chấn nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung, như: Lễ cúng tôn vinh cây chè Tổ, quy trình hái chè, chế biến và thưởng thức chè Shan tuyết cùng các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như giã bánh dày, múa khèn Mông, đẩy gậy, kéo co, ném pao và các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm...

Sau khi cảm nhận được hương, sắc, vị của giống chè vùng cao nổi tiếng có một không hai, chúng tôi đã có buổi trải nghiệm cực thú vị khi cùng bà con lên đồi, tự tay hái những búp chè xanh non; chiêm ngưỡng những đồi chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi; tham gia vào công việc sao chè truyền thống cùng bà con, học cách pha trà và rồi lại nhâm nhi những chén trà nóng bên bếp lửa... để rồi muốn mãi chìm trong không gian đầy thơ ấy.

Mong muốn của chúng tôi là Không gian văn hóa trà Suối Giàng sẽ giúp du khách được hòa vào không gian văn hóa, lối sống của bản Mông còn hoang sơ để có cảm nhận rõ nét về văn hóa độc đáo của người dân bản địa.

Cùng với nghi lễ đón tiếng sấm đầu mùa được coi là quyết định của chúa trời, của các vị thần gió, thần mưa, chủ sông suối... trước nguyện vọng của dân lành, người Thái Mường Lò còn coi đây là Hội cầu mùa có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả cộng đồng, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của bản mường năm ấy, nên bao giờ cũng được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con.

Du khách đến đây không chỉ có thể phiêu du dưới tán rừng nguyên sinh với phong cảnh kỳ thú mà còn có thể được cùng hái chè, sao chè rồi uống chè với những cô gái Mông mến khách, hoặc cùng chiêm nghiệm và hoà với không khí bí ẩn linh thiêng trong lễ cấp sắc của người Dao, rộn ràng trong những ngày hội xuân, ấm áp trong lễ mừng cơm mới của người Thái...

Mọi người vẫn bảo đây là loại chè năm cực”: Cực khổ” - khi trồng và thu hái; Cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; Cực hiếm” - vì sản lượng ít (đến nay dù đã tăng thêm diện tích và sản lượng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); Cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có: hương thơm, vị đậm, nước xanh; và vì thế nên Cực đắt”.

Xem thêm:

Du lịch thác Mơ

Du lịch thác Pú Nhu

Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ Yên Bái

 Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo” của phương Bắc (gồm có đèo Pha Đin, Hoàng Liên Sơn, Mã Pì Lèng và Fansipan), đường đèo danh ch...